Tác phẩm Trần_Ngọc_Lầu

Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của:
Trần Ngọc Lầu

Trần Ngọc Lầu có để lại tập thơ Ngọc Lầu thi tập.

Nhà biên khảo Huỳnh Minh đã nhận xét tập thơ như sau:

Thơ của bà thiên về tình cảm, lời thâm trầm, ý vị đậm đà. Phần lớn là thơ xướng họa giữa bà với ông Nguyễn Hữu Đức, tô đậm duyên dáng thiên tình sử, giữa giai nhân tài tử trong làng hàn mặc.[1]

Trích:

Tự than thânNằm đêm nghĩ lại luống than thầm,Tài bộ như vầy đáng mấy trăm.Khôn khéo dễ thua người vịnh tuyết,Thông minh nào kém bạn thân cầm.Văn chương Tống Tín coi nhiều bợm,Từ điệu Như Hoành ngó vắng tăm.Chí dốc noi theo gương họ Mạnh,Kén lừa cho gặp khách tri âm.Khóc Phụng LãmPhụng Lãm ơi, người ở chốn nào?Hai mươi sáu tuổi, một đời sao?Tưởng câu cộng tháp mồ hôi đổ,Nhắc chuyện tri âm, nước mắt trào.Chôn đất khối tình trời đất nhẽ!Ðứt dây cầm nguyệt ruột gan bào!Cảnh dời vật đổi, xem buồn nghiến!Nhạn nhớ từng mây, cá nhớ ao.

Ngoài ra, bà cũng có làm một số bài thơ để nói lên tâm trạng của kẻ sĩ trước thời cuộc, trong số đó có những câu như:

Non sông không thoát cơn mơ mộngSóng gió như khêu nỗi bất bằng…Ai ơi, vì nước không lo liệuKẻo đến chân rồi hết nói năng.(Qua Ba Bèo cảm tác)

Trần Ngọc Lầu, sống cùng thời với Sương Nguyệt Anh (1864-1922), cũng là một nữ sĩ ở Bến Tre. Thời Pháp thuộc, phụ nữ được đi học, thành thạo việc văn chương, tính ra chẳng được mấy người. Mặc dù hôm nay, tác phẩm của họ ít còn được yêu chuộng, nhưng ngẫm chuyện "Sương Nguyệt Anh gãy gánh cuộc tình duyên ở buổi đầu, Trần Ngọc Lầu cũng sớm bị tình phụ bạc", vậy mà qua thi văn, vẫn thấy được một tấm lòng biết đau vì nạn nước, vẫn có được "những áng thơ nào thua kém hạng mày râu, thật là tinh hoa của xứ sở... Đôi tấm gương ấy thật đáng cho đời xưng tặng là nữ sĩ tiền phong của miền Nam văn vật.[5]